Cổ tích Việt Nam (phim) – Wikipedia tiếng Việt

Bởi topatoz

Cổ tích Việt Nam[3] là nhan đề loạt phim đồng thoại do Hãng phim Phương Nam sản xuất dưới các định dạng VHS giai đoạn 1993-1999, DVD giai đoạn 2000-2005 và HD giai đoạn 2016-2020.[4]

Trong toàn cảnh thập niên 1980 sang đầu thập niên 1990 khi xã hội Việt Nam đang ở tiến trình quá độ bao cấp sang mở cửa, thị hiếu công chúng tỏ ra rất chuộng dòng phim đồng thoại nguồn gốc Đông Âu, không riêng gì bởi yếu tố kiểm duyệt nặng tính chính trị mà bởi nội dung thích hợp mọi lứa tuổi và giai cấp. Đặc thù dòng điện ảnh này là tính sân khấu hóa cao, chỉ cần khoảng trống hẹp, chút kĩ xảo cùng kinh phí đầu tư thấp .

Vì vậy, ngay khi chính phủ tìm cách chấn hưng[5] nền điện ảnh vốn đã bị cơ chế bao cấp bào mòn cả về phương tiện kỹ thuật và nhân lực, các cá nhân cùng tổ chức điện ảnh bắt đầu đua tranh thực hiện những cuốn phim đồng thoại tiên phong. Điển hình là trường hợp Phạm Công – Cúc HoaCon muỗi cùng công chiếu năm 1990 rồi cùng đạt tỉ suất khán giả cực lớn.

Đến năm 1993, Hãng phim Phương Nam mời nhà văn Nguyễn Đông Thức (đương thời là một trong những cây bút xuất sắc cho lứa hoa niên) chuyển thể một số tác phẩm trong tuyển tập Kho tàng cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi.

Về hình thức, Cổ tích Việt Nam được dự kiến là một phim màn ảnh đại vĩ tuyến, gồm tối thiểu 03 tiểu phẩm với độ dài 30 phút/phần, ghép các yếu tố thoại kịch và ca nhạc với nhau, không gian và thời gian chỉ mang tính ước lệ và không câu nệ quá chính xác, chủ yếu tập trung lối diễn xuất của diễn viên.

Cốt lõi của vấn đề là không minh họa cho cổ tích, mà mỗi nhân vật, mỗi tình huống đều xuất phát từ không gian có thật. Trẻ em ngày nay rất thông minh, các em dễ dàng phát hiện ra những sơ suất của phim. Mỗi câu chuyện đều cố gắng kích thích trí tưởng tượng của các em.
— Đạo diễn Nguyễn Minh Chung

Mùa đông năm 1993, Cổ tích Việt Nam dưới sự bảo trợ của Cục Điện ảnh đã xuất hiện đồng loạt tại rạp chiếu bóng tất cả các tỉnh thành, đặc biệt cụm rạp dành cho lứa nhi đồng, một sự kiện hi hữu bấy giờ. Mặc dù được dự trù gây cơn sốt vé áp đảo xuất phẩm Phạm Công – Cúc Hoa nhưng phim chóng lâm tình trạng ế khách chỉ sau ít ngày công chiếu. Một thời gian ngắn sau, phía Cục Điện ảnh phải “cầu viện” (chữ trên mặt báo đương thời) Bộ Giáo dục. Cơ quan giáo dục bèn chỉ thị tất cả các trường tiểu học và trung học quy mô từ vừa đến lớn huy động học sinh đi xem. Hình thức vé là miễn phí, nhưng thực tế được cộng vào học phí trong tháng. Tại rạp, trước khi chiếu phim, để chờ khán giả ổn định chỗ ngồi, nhà rạp sẽ phát một số trailer các cuốn băng nhạc thiếu nhi như để quảng cáo cho các sản phẩm của Hãng phim Phương Nam.

Kể từ năm 1994, Cổ tích Việt Nam vẫn tiếp tục được chế tác, nhưng hình thức chuyển sang định dạng VHS phát hành tại các quầy băng nhạc, đồng thời phía nhà sản xuất cũng bán bản quyền ngắn hạn cho các đài truyền hình lớn như HTV, THVL để phim được phổ cập hơn nữa. Đến năm 2005, Cổ tích Việt Nam đạt số 19 thì ngưng hẳn. Sau đó, hãng đổi sang hình thức phim ca nhạc với độ dài tương đương một cuốn phim truyện.

Chúng tôi cố gắng đầu tư chất lượng cho từng bộ phim để xứng đáng với tình cảm mà công chúng dành cho phim ‘Cổ tích Việt Nam’. Đặc biệt, đây chính là mảnh đất màu mỡ để các diễn viên trẻ phát huy sáng tạo. Thường thì phim ‘Cổ tích Việt Nam’ không chuộng diễn viên ngôi sao mà chỉ tập trung khai thác gương mặt trẻ, giúp họ gắn bó với nghề diễn chuyên nghiệp. Qua 32 câu truyện ‘Cổ tích Việt Nam’, hãng phim Phương Nam đã giới thiệu hơn 200 gương mặt diễn viên trẻ trong cả nước.
— Bà Phan Mộng Thúy, phó giám đốc Hãng phim Phương Nam

Vào khoảng chừng thế kỷ 21, Phương Nam Phim hợp tác với công ty Thế Hệ Trẻ có trụ sở tại Hoa Kỳ để phân phối ” Cổ tích Việt Nam ” tại Hoa Kỳ. Ấn bản tiên phong của DVD được phát hành là bản sao trực tiếp của băng VHS của Phương Nam Phim. Tuy nhiên, những ấn bản sau của DVD Thế Hệ Trẻ người trẻ tuổi đã đổi khác từ bản Phương Nam sang bản tổng hợp của Thế Hệ Trẻ, do đó một số ít phần DVD của Thế Hệ Trẻ người trẻ tuổi không phải từ bản Cổ Tích của Phương Nam. Khoảng những năm 2010, Thế Hệ Trẻ người trẻ tuổi đóng cửa việc làm kinh doanh thương mại của họ và rất khó tìm thấy những bản phát hành DVD của họ .

Năm 2016, hãng phối hợp Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long tiến hành sản xuất phiên bản truyền hình Thế giới cổ tích gồm 50 tập, vừa dựng lại vừa phát triển tiếp các tác phẩm của tác giả Nguyễn Đổng Chi. Vai trò đạo diễn ban đầu được giao cho ông Nguyễn Minh Chung, sau đó ông Quách Khoa Nam kế tục.

Giai đoạn 1993 – 2005[sửa|sửa mã nguồn]

Giai đoạn năm nay – nay[sửa|sửa mã nguồn]

Sau khi kết thúc Cổ tích Việt Nam dưới định dạng VHS, VCD và DVD với tổng số 19 cuốn thì hãng phim Phương Nam liên tục triển khai cho phần 2 của Cổ tích Việt Nam tích hợp cùng Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long .

  • Chủ nhiệm: Phan Mộng Thúy
  • Trợ lí đạo diễn: Tiến Vang, Nam Quan, Lý Nuôi
  • Bí thư đạo diễn: Nguyễn Thị Thẩm, Ngọc Trâm
  • Thiết kế: Trần Thiên Tài, Lê Anh Triều, Bùi Xuân Hải, Thiên Tùng
  • Hóa trang: Hằng Nga, Thu Nguyệt
  • Phục trang: Tám Trống, Bảo Ly
  • Kĩ xảo: Nguyễn Thế Dân, Hồ Ngọc Triều
  • VTR: Nguyễn Đức Thắng
  • Phối sáng: Trương Đình An, Cao Văn Phú

Cổ tích Việt Nam là dự án điện ảnh kéo dài một thập kỷ với bối cảnh trải rộng khắp ba miền Việt Nam cùng nhân sự khổng lồ gồm nhiều nhà điện ảnh tầm cỡ của thập niên 1990. Đồng thời, do đặc điểm kinh phí hẹp cùng yếu tố trọng diễn xuất mà phim trở thành chốn ươm mầm cho nhiều tài năng lớn của sân khấu và điện ảnh Việt Nam giai đoạn sau.

Ngày 08 tháng 08 năm 2019, trong bài Phim cổ tích Việt Nam – “Thế lực ngầm” sở hữu toàn lượt view khủng, Kênh 14 đã thống kê được rằng: Mặc dù kinh phí sản xuất thấp, khi lên sóng truyền hình nhận phải sự hờ hững của khán giả, đặc biệt lớp thanh thiếu niên, nhưng khi đưa lên các trang mạng YouTube, Facebook… thì loạt phim Cổ tích Việt Nam vẫn âm thầm nhận được mối quan tâm lớn nhất của cư dân mạng, đánh bại mọi xuất phẩm điện ảnh kinh điển nhất[7].

Trong một buổi giao lưu với các em thiếu nhi tại Nhà Thiếu Nhi Thành phố, sau các vai công chúa hoàng tử, khi nghe giới thiệu tới mụ yêu tinh, không ai mời mà các em tự động ùa lên sân khấu cứ sờ mó “mụ yêu tinh” giống như một quái vật. Tạo hình khá lạ của đạo diễn Nguyễn Minh Chung khiến các em rất tò mò. Có một em hỏi như vầy: Tại sao lúc mụ yêu tinh trèo lên cây mà chân mụ có nhiều lông quá? Thiệt tình khi xem, chính tôi cũng không để ý chi tiết nhỏ như vậy. Cũng may mắn là mình lẹ trí, bèn trả lời: Tại mụ yêu tinh vô rừng ăn bậy ăn bạ, lá nọ lá kia nên chân mụ mới mọc lông.
— Tâm sự nghệ sĩ Lê Bình trong chương trình Ký ức vui vẻ 2019[10]
  • Giải đặc biệt Phim truyện dành cho thiếu nhi, Liên hoan phim Việt Nam XI, Hà Nội – 1996

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

Source: https://topatoz.net
Category: Nhà cửa

You may also like

Để lại bình luận