5 Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Trong Chậu Nở Rộ Quanh Năm

Bởi BTVSEODO
5 Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Trong Chậu Nở Rộ Quanh Năm

Cách chăm sóc hoa hồng trong chậu có thể nói là khó khăn nhưng vô cùng điêu luyện của những tay mê trồng cây cảnh. Vậy để làm sao tạo nên được một chậu cây đẹp, tươi tốt mà không dùng đến các phương thức đọc hại. Hãy cùng topatoz xem qua bài viết này, để biết được cách chăm sóc hoa hồng trong chậu đúng cách.

Contents

1. Tưới nước hoa

Đừng lạm dụng việc tưới nước nhiều là sẽ giúp cây phát triển nhanh chóng. Hãy tưới nước hoa một các vừa đủ, “đủ ấm, đủ nước” thì hoa hồng sẽ cho bạn một chậu sai hoa.

Tưới nước cho cây bạn chỉ nên tưới phần đất tránh tưới lên mặt lá và thân cây. Vì đây hai nơi dễ nhất cho các loại nấm và vi khuẩn tấn công. Lưu ý đừng từ 10 giờ sáng đến 18 giờ chiều bạn hạn chế tưới cây. Đây chính là thời điểm nhiệt độ cao, nước sẽ bị bốc hơi rất nhanh.

cách chăm sóc hoa hồng trong chậu

cách chăm sóc hoa hồng trong chậu

2. Bón phân cho hoa

Việc trồng hoa trong chậu được đánh giá là khá khó khăn, do việc cây hấp thụ nhanh chóng hết các chất dinh dưỡng. Chính vì vậy bạn phải cần bón phân liên tục cho cây trồng để cây phát triển và sai hoa. Bạn nên dùng loại phân NPK 10 – 10 – 10 được đánh giá là phân bón tốt nhất cho tất cả các loại cây. Thêm vào đó, vào mùa sung hãy bổ sung thêm một xíu muối Epsom để cho cây xanh tốt.

cách chăm sóc hoa hồng trong chậu

Bón phân cho hoa

>>>> KHÁM PHÁ NGAY: 5 công ty cây xanh Hà Nội đa dạng loại cây cho mọi công trình

3. Cắt tỉa cành, lá và nụ hoa

Trong quá trình chăm sóc, bạn đừng quên cắt tỉa cành, lá và nụ hoa. Việc cắt tải như thế sẽ giúp cho cây thoáng khí, hạn chế được các bệnh sâu về lá. Không những thế, khi cây đã ra hoa việc tỉa cành chính là tạo cho cây có động lực đâm nhánh mới. Nếu là một nhà đam mê trồng hoa, bạn hãy tạo cho cây của mình những chiếc khung đặc sắc, tạo điểm nhấn cho cây của bạn. 

cách chăm sóc hoa hồng trong chậu

Cắt tỉa cành

4. Diệt trừ sâu bệnh cho cây

Đối với trồng cây, việc sau bệnh xuất hiện là điều không tránh khỏi. Dưới đây là các loại bệnh và cách diệt trừ sâu bệnh cho cây:

4.1 Sâu bệnh hại hoa

Sâu bệnh hại hoa thường là các loại côn trùng như bọ trĩ, nhện hại và sâu ăn đọt, ăn bông gây hại tấn công. Để quản lý các loại côn trùng gây hại này, cần áp dụng các biện pháp bao gồm quản lý, thu gom các tàn dư thực vật, bố trí các chậu hoa thông thoáng. Dùng bẫy màu vàng đặt từ khi cây con đến lúc trổ hoa để quản lý côn trùng gây hại.

cách chăm sóc hoa hồng

Bắt sâu bọ cho hoa

4.2 Bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng là một loại bệnh ảnh hưởng đến nhiều loại cây trồng gây ra lớp phủ trắng trên lá, thân và hoa. Tuy không gây chết cây nhưng vượt tầm kiểm soát, nó sẽ hút hết các chất dinh dưỡng làm giảm năng suất và chất dinh dưỡng. 

Cũng giống như bệnh gỉ sắt hãy kết hợp phun nước cùng baking soda và mang cây ra tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời giúp cây nhanh chóng hết bệnh. Nếu bệnh phát triển ngoài tầm kiểm soát và gây ảnh hưởng nghiêm trọng thì bạn có thể sử dụng một số loại thuốc trị bệnh phấn trắng như: Antracol,  Anvil 5sc, Nativo 750WG, Tilt Super 300EC,…

chăm sóc cây hoa hồng trong chậu

Bệnh phấn trắng

>>>> ĐỌC CHI TIẾT: 5 công ty thiết kế cảnh quan uy tín, chuyên nghiệp, đẹp, hiện đại

4.3 Bệnh đốm đen

Bệnh đóm đen được hình thành từa một loại nấm mang tên Diplocarpon. Được hinh thành từ điều kiện ẩm ướt, lây lan nhanh và gây hại khi độ ẩm trên 85%. Ban đầu chúng chỉ là những đốm tròn nhỏ, màu nâu hoặc đen , sau đó sẽ to dần và viền có răng cưa. Chúng xuất hiện ở lá rồi lan rộng lên khắp thân và nụ. Khi phát triển mạnh làm lá rụng hàng loạt, cây còi cọc, yếu ớt, không ra hoa hoặc ra hoa kém chất lượng.

Khi phát hiện cây bệnh hãy dùng thuốc Kasura 47 WP. Đây là loại thuốc trừ nấm và diệt khuẩn được sử dụng rộng rãi. Nhờ ưu thế trộn lẫn kasugamycin và đồng nên có hiệu lực kéo dài trên cái loại cây.

cách chăm sóc hoa hồng

Bệnh đốm đen

4.4 Bệnh gỉ sắt

Bệnh gỉ sắt là bệnh phổ biến nhất trên cây hoa hồng. Khi thời tiết thuận lợi chính là lúc bệnh phát triển mạnh mẽ nhất. Ban đầu chỉ là những đốm vàng trong nếu bạn không ngăn chặn kịp thời, nó sẽ lan rộng tạo thành những u mụn lấm tấm màu gỉ sắt. Cách chữa trị nhanh nhất bạn nên tưới nước thường xuyên và kết hợp cùng baking soda. Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại thuốc trị dung dịch nước như: Azoxystrobin: 200g/l, Tricyclazole: 220g/l, Hexaconazole: 40g/l.

cách chăm sóc hoa hồng trong chậu

Bệnh đốm đen xuất hiện trên hoa

4.5 Thay chậu định kỳ

Đối với mỗi loại cây, việc thay chậu là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, phải đúng lúc đúng thời điểm thay chậu thì cây mới có thể phát triển tốt. Thời điểm tốt nhất để “đổi nhà” cho cây thường vào mùa thu hoặc mùa xuân trời nhẹ nhẹ mát.

Lưu ý, bạn cố gắng đừng làm vỡ đất bám vào rễ cũng như tránh chạm và cắt rễ cây. Bạn nên chuyển sang một nơi ở to hơn cho cây để giúp cho việc phát triển nhanh hơn. Sau khi thay chậu, bạn nên tưới đẫm nước và đem cây vào chỗ mát 5 ngày để cây có thể thích nghi với môi trường mới.

cách chăm sóc hoa hồng trong chậu

Thay chậu định kỳ

Sau khi xem qua bài viết này, có lẽ bạn đã hiểu được cách chăm sóc hoa hồng trong chậu để hoa luôn nở rộ quanh năm. Đừng chần chừ, hãy bắt tay vào làm để trở thành một tay chơi “ hoa hồng” điêu luyện.

>>>> TÌM HIỂU CHI TIẾT:

You may also like

Để lại bình luận